Quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, pháp luật đã quy định chi tiết về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về các quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là gì?

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cụ thể như sau:

“Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.”

2. Quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

2.1. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Về quyền, căn cứ tại Điều 17 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cụ thể như sau:

  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Về nghĩa vụ, căn cứ tại Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cụ thể như sau:

  • Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
  • Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
  • Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Căn cứ Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài như sau:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

3. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có được trực tiếp thực hoạt động quảng cáo thương mại không?

Theo Điều 103 Luật Thương mại 2005, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được phép trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Tuy nhiên, nếu được thương nhân ủy quyền, văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện, theo khoản 2 Điều 103 Luật này.

Do đó, văn phòng đại diện không thể thực hiện trực tiếp hoạt động quảng cáo thương mại, nhưng có thể thực hiện thông qua ủy quyền từ thương nhân mà nó đại diện.

4. Câu hỏi thường gặp

Văn phòng đại diện của phương nhân nước ngoài có được giao kết hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng giống như văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước, đều là đơn vị phụ thuộc, hoạt động dưới tư cách pháp nhân của thương nhân nước ngoài, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam chỉ thực hiện kí kết hợp đồng theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài.

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn sử dụng bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài sau khi được gia hạn có thời hạn sử dụng bao lâu?

Cũng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, tương tự như trường hợp cấp mới, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện sau khi được cấp lại có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image