“Tước quốc tịch” là một khái niệm pháp lý nổi bật, thu hút sự tò mò và quan tâm của nhiều người. Trong bối cảnh pháp luật Việt Nam, quá trình tước quốc tịch đang trở thành một đề tài nóng, khiến nhiều người tự đặt câu hỏi: đó là gì và những trường hợp nào dẫn đến việc này? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về “Tước quốc tịch là gì? Các trường hợp tước quốc tịch Việt Nam“. Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tước quốc tịch là gì?
Tước quốc tịch là biện pháp xử lý của một nhà nước buộc công dân có hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền và lợi ích của công dân không được amng quốc tịch nước đó. Nhà nước chấm dứt sự bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tước quốc tịch, người bị tước quốc tịch không đươc hưởng quyền cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước đó. Công dân Việt Nam cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có hành động gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đến lợi ích và lợi ích của nước Cộng hào xã hội Chủ nghiã Việt Nam. Việc tước quốc tịch sẽ do Chủ tịch nước Công hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy đinh tại điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, dù cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Viêt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch được nêu trên.
2. Các trường hợp tước quốc tịch Việt Nam
Để đảm bảo sự nghiêm chỉnh của pháp luật quốc gia, đồng thời đảm bảo công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình một cách nghiêm túc. Việt Nam đã ban hành xử lý những công dân vi phạm trong các trường hợp dưới đây sẽ bị tước quốc tịch:
Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu như có những hành vi quy đinh tại khoản 1 điều 19 cũng sẽ bị tước quốc tịch Viêt Nam.
3. Trình tự tước quốc tịch Việt Nam
Việc tước quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo trình tự, thủ tục tại Điều 31 Luật tước quốc tịch Việt Nam được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện hoặc nhận đơn , thư tố cáo về hành vi làm căn cứ để tước quốc tịch Việt Nam: UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài có trách nhiệm xác minh, gửi số hồ sơ đến Bộ Tư pháp;
30 ngày: Bộ Tư pháp phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng, Chủ tịch nước xem xét, quyết đinh tước quốc tịch của người vi phạm.
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam bao gồm:
UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam: Văn bản kiến nghị của UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện về việc tước quốc tịch tại Việt Nam;
Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước Quốc tịch Việt Nam;
Đơn, thư tố cáo người bị tước Quốc tịch Việt Nam ( nếu có)
– Tòa án đề nghị: Văn bản kiến nghị của Tóa ánvề việc tước quốc tịch Việt Nam; Bản án có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
Thông báo về việc tước quốc tịch Việt Nam: Theo điều 24 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng chính phủ về quyết định Tước quốc tịch, Bộ Tư pháp gửi thông báo kèm bản sao Quyết định này cho người bị tước quốc tịch và UBND cấp tỉnh để theo dõi, quản lý thông kê, hoặc cơ quan đại diện để thông báo cho người bị tước quốc tịch. Sau khi nhận được thông báo về viêc tước Quốc tich, người bị tước quốc tịch Việt Nam phải làm thủ tục xóa đăng ký thường trú, hộ chiếu, căn cước công dân.
Người có thẩm quyền tước Quốc tịch: Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quốc tịch Việt Nam, thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định như sau: Quyết định cho nhâp quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt nam, hủy bỏ quyết định cho nhập Quốc tịch Việt Nam. Do đó, việc xem xét quyết định cho phép công dân được nhập quốc tich Việt Nam sẽ do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam quyết định.
Trường hợp một người bị hủy bỏ cho Nhập quốc tịch Việt Nam: Theo điều 33 luật Quốc tịch Việt Nam, căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhâp Quốc tịch Việt Nam của một người theo quy định sau:
- Người đã nhập quốc tịch Viêt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, dù cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Viêt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì quyết định cho Nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị hủy bỏ, nếu được cấp sẽ không quá 5 năm.
- Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
4. Người bị tước quốc tịch Việt Nam có bị xóa đăng ký thường trú không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
- Công dân chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Công dân ra nước ngoài để định cư.
- Công dân đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật Cư trú.
- Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
- Công dân đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Câu hỏi thường gặp
Tước quốc tịch Việt Nam có phải là hình phạt không?
Tước quốc tịch Việt Nam không phải là hình phạt, mà là một biện pháp chế tài. Biện pháp này được áp dụng đối với những cá nhân có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam có được trở lại quốc tịch Việt Nam không?
Công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
Công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam có được hưởng các quyền lợi của công dân Việt Nam không?
Công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam sẽ chấm dứt tư cách là công dân Việt Nam và không được hưởng các quyền lợi của công dân Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Tước quốc tịch là gì? Các trường hợp tước quốc tịch Việt Nam. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN