Ngành kinh doanh thuốc thú y đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho động vật, đồng thời giúp duy trì an toàn thực phẩm. Để hoạt động hợp pháp và an toàn, các doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận này không chỉ là bước quan trọng mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn và quy định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là gì?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân khi họ muốn kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Đây là một trong hai hình thức của điều kiện kinh doanh, bên cạnh giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thể hiện rằng tổ chức, cá nhân đã đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, con người, vốn, chứng chỉ hành nghề, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và các quy định khác liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
2. Điều kiện kinh doanh thuốc thú ý
Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2
Có đủ phương tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa được sắp xếp khoa học, giữ gìn sạch sẽ.
Có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng;
Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể:
- Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-300
- Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-150
- Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-80
- Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-100C
Không được phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hoá khác. Nếu được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở khu vực riêng.
Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ diện tích; có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu
Chủ cơ sở, người bán hàng được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thì tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
Hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo mẫu);
- Tờ trình về điều kiện kinh doanh thuốc thú y (theo mẫu);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở đã hoạt động;
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra lại bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra lại điều kiện kinh doanh thuốc thú y;
- Báo cáo khắc phục những điểm không đạt.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân chủ cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại phòng Hành chính thuộc Chi cục Thú y Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người nộp đến nộp hồ sơ làm lại theo quy định.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tết).
Bước 3: Nhận kết quả
Chủ cơ sở kinh doanh sẽ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại phòng Hành chính thuộc Chi cục Thú y Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn, viết phiếu nộp lệ phí, yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí theo quy định, ký nhận và trao kết quả cho người nhận.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Chi cục Thú y kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thú y tiến hành kiểm tra.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc quá trình kiểm tra, Chi cục Thú y Cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện kinh doanh hoặc thông báo những điểm không đạt cho cơ sở nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu. Sau khi khắc phục những điểm không đạt, cơ sở gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra lại theo quy định.
4. Kinh doanh thuốc thú y có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hay không?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ) thì điều kiện buôn bán thuốc thú y của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
- Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.
- Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.
Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 92 Luật Thú y năm 2015, cụ thể:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
- Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
Như vậy, căn cứ quy định trên, việc mở cửa hàng buôn bán thuốc thú y phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đồng thời phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP khi tiến hành hoạt động này.
5. Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y là bao lâu?
Theo Điều 99 Luật Thú y năm 2015 quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.
Trước 03 tháng tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y nộp đơn đăng ký gia hạn giấy chứng nhận. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96, khoản 2 Điều 97 và khoản 2 Điều 98 của Luật này.
Như vậy, theo căn cứ quy định trên, thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là 05 năm. Theo đó, trước 03 tháng tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc thú y nộp đơn đăng ký gia hạn Giấy chứng nhận.
6. Không thực hiện gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y bị xử lý như thế nào?
Theo điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu y thì hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán hết hiệu lực trong buôn bán thuốc thú y là phạt tiền, với mức phạt từ 10 triệu đồng đến 15 đồng
Mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP.
Như vậy, một trong những điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện buôn bán thuốc thú y là có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là 05 năm.
Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc thú y nộp đơn đăng ký gia hạn giấy chứng nhận trước 03 tháng tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y. Việc sử dụng Giấy chứng nhận hết hiệu lực trong buôn bán thuốc thú y sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, cụ thể là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
7. Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh thuốc thú y có cần giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không?
Có, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện buôn bán thuốc thú y thì “Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92 của Luật thú y”.
Điều kiện cấp phép kinh doanh thuốc thú y là gì?
Để có thể được cấp phép kinh doanh thuốc thú y, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 92 Luật Thú y 2015, bao gồm các điều kiện về giấy tờ, địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật, người quản lý và người bán thuốc.
Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC Đồng Nai nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.