Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm [MỚI 2024]

Quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm là một phần quan trọng của pháp luật về thực phẩm. Đảm bảo tuân thủ các quy định này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cách bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy, thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm là gì? Liệu nó có cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm hay không? Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu nhé.

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm
Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm

1. Giấy phép kinh doanh thực phẩm là gì?

Giấy phép kinh doanh thực phẩm là một loại giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống sau khi chúng đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. Cụ thể, theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở này phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp được miễn theo quy định.

Tên đầy đủ của giấy phép này là “giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”. Loại giấy tờ này có vai trò chứng nhận rằng cơ sở đã đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm quy trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm theo các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan chức năng. Giấy phép này là minh chứng quan trọng giúp người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng và an toàn của sản phẩm thực phẩm.

2. Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm

Để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010. Cụ thể:

  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: Cơ sở phải có đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm. Điều này bao gồm các tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh, và các biện pháp phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
  • Đăng ký kinh doanh: Cơ sở phải thực hiện đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nếu cơ sở không đảm bảo các điều kiện trên, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi.

3. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm

Căn cứ Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, thủ tục này gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh.

Nếu cơ sở đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Xử phạt nếu kinh doanh thực phẩm không có giấy phép

Xử phạt nếu kinh doanh thực phẩm không có giấy phép 
Xử phạt nếu kinh doanh thực phẩm không có giấy phép

Theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Như vậy, hành vi kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực (trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, còn đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.

5. Câu hỏi thường gặp

Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải thực hiện thủ tục nào để được kinh doanh thực phẩm?

Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. Cụ thể, theo Điều 2 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 22/02/2018 sau đây phải ký cam kết an toàn thực phẩm.

Chi phí xin giấy phép kinh doanh thực phẩm là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…); ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Bao lâu sẽ có giấy phép kinh doanh thực phẩm?

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng có thêm thông tin về Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC Đồng Nai khi có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image