Mức lệ phí tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng khi doanh nghiệp quyết định tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ đi vào chi tiết về mức lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp khi chọn tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
1. Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình tạm dừng hoạt động kinh doanh và sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định mà doanh nghiệp quyết định thực hiện. Quyết định tạm ngừng kinh doanh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như điều chỉnh chiến lược kinh doanh, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại vi, khó khăn tài chính, hoặc các lý do khác.
2. Mức lệ phí tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quy định hiện hành tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh sẽ không phải đóng phí, lệ phí.
Tuy nhiên trong quá trình soạn thảo và nộp hồ sơ, doanh nghiệp có thể sẽ phải mất thêm các chi phí khác như chi phí chuẩn bị hồ sơ, chi phí công chứng, chứng thực nếu sử dụng dịch vụ của tổ chức hành nghề hoặc bên thứ ba khác. Khi đó, trong hồ sơ sẽ kèm theo giấy ủy quyền cho người khác làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để tối ưu hoá chi phí cho việc tạm ngừng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể xem xét xử dụng dịch vụ của Luật Việt An để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài không?
Theo quy định tại Thông tư 302/2016/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 65/2020/TT-BTC), đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, mức lệ phí môn bài sẽ được xác định dựa trên các điều kiện và thời điểm thành lập, đăng ký thuế, và mã số thuế của doanh nghiệp. Dưới đây là điều kiện và mức lệ phí môn bài áp dụng:
Doanh nghiệp mới thành lập:
- Thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 6 tháng đầu năm: Nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
- Thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 6 tháng cuối năm: Nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh:
- Khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):
- Kết thúc trong 6 tháng đầu năm: Nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
- Kết thúc trong 6 tháng cuối năm: Nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh:
- Gửi văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trước hạn nộp lệ phí (ngày 30/01 hàng năm).
- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động không đảm bảo điều kiện nêu trên, doanh nghiệp sẽ nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Như vậy, các quy định trên giúp xác định điều kiện và mức lệ phí môn bài áp dụng cho doanh nghiệp tùy thuộc vào tình trạng và thời điểm hoạt động của họ.
4. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật kinh doanh hiện hành, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
5. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty, doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp là công ty tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, công ty hợp danh hay công ty cổ phần mà doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ đúng theo Luật Việt An đã trình bày phía trên.
Doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị đúng bộ hồ sơ theo loại hình doanh nghiệp của mình, tránh trường hợp sai bộ hồ sơ làm tốn kém thời gian cũng như các loại chi phí không cần thiết.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả
Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ theo 02 cách sau đây
Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Nộp hồ sơ online tại dangkykinhdoanh.gov.vn bằng tải khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ từ doanh nghiệp, trong vòng 5-7 ngày phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Bước 4: Nhận kết quả
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ban hành văn bản xác nhận việc doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo đến doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp nộp lại
6. Một số câu hỏi thường gặp
Quy định về mức xử phạt liên quan đến việc không thông báo tạm dừng doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP Việc không thông báo tạm ngừng doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:
Mức phạt chính: xử phạt 10.000.0000 đồng đến 15.000.000 đồng khi không thống báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc bắt buộc phải tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định về việc tạm dừng doanh nghiệp.
Việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh?
Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ các khoản thuế và các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp còn nợ.
Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành tiếp tục trả nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng, người lao động, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp và các bên đó đã có thoả thuận với nhau.
Trường hợp muốn quay trở lại tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng đã thông báo thì thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện tạm ngừng kinh doanh nhưng muốn quay trở lại tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong thời hạn 03 ngày, phòng đăng ký kinh doanh sẽ xét xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho doanh nghiệp
Cần lưu ý rằng, thời hạn gửi thông báo tiếp tục kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh ít nhất là 03 ngày trước khi tiếp tục quay trở lại hoạt động kinh doanh. Nếu muộn hơn thời hạn trên thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung về Mức lệ phí tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với ACC Đồng Nai để được tư vấn, trao đổi trong thời gian sớm nhất.