Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng đang thu hút sự chú ý đáng kể do sự quan trọng ngày càng cao của loại sản phẩm này. Không chỉ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh, mà việc sử dụng thực phẩm chức năng còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng và hỗ trợ phát triển của trẻ nhỏ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC Đồng Nai để hiểu rõ hơn về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

2. Nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam cần có loại giấy phép nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.”

Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng quy định:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.”

Như vậy, khi nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam, tổ chức hoặc cá nhân cần nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm với Bộ Y tế để được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm và hợp pháp hóa quá trình nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm đó.

3. Điều kiện, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng 

3.1. Điều kiện xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

Việc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nêu về thực phẩm chức năng cụ thể:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Khi đơn vị thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.”

Mặt khác, Điều 38 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định như sau:

“Thực phẩm chức năng nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn sau đây:

– Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm quy định tại Điều 10 của Luật này;

– Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố;

– Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm;

– Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;

– Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành;

– Thực phẩm chức năng phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế (do nước nơi xuất khẩu cấp) theo quy định của Chính phủ.

– Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

3.2. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

Tóm tắt thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng
Tóm tắt thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng nhập khẩu là sản phẩm phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Chương 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Đầu tiên, cần xác định sản phẩm cụ thể cần đăng ký bản công bố, đảm bảo rằng sản phẩm thuộc danh sách sản phẩm cần đăng ký theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm, bao gồm thông tin về thành phần, công dụng, xuất xứ, và các tài liệu liên quan.

Sau đó, lập danh sách hồ sơ cần có theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Hồ sơ có thể được nộp đến Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Người nộp hồ sơ có thể lựa chọn cơ quan tiếp nhận hồ sơ phù hợp với loại sản phẩm theo quy định.

Bước 3. Xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong thời hạn 07 ngày làm việc hoặc 21 ngày làm việc tùy theo loại sản phẩm. Trong trường hợp không đồng ý hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo rõ lý do và căn cứ pháp lý.

Bước 4. Thông báo công khai

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Bước 5. Cập nhật thông tin

Trong trường hợp sản phẩm có sự thay đổi, thông báo về sự thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cập nhật thông tin sản phẩm đối với công khai.

4. Tại sao cần công bố xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Với những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng bởi Cơ quan nhà nước, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi cạnh tranh với các sản phẩm chưa được công bố khác. Bởi người tiêu dùng thường quan tâm đến chất lượng đầu tiên, thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng sẽ là lựa chọn ưu tiên số 1, được mọi người truyền tai nhau sử dụng. Từ đây các sản phẩm Bạn sẽ nhanh chóng vượt xa đối thủ, nâng cao doanh số bán hàng.

Ổn định chất lượng sản phẩm

Khi đã công bố têu chuẩn chất lượng các sản phẩm thực phẩm chức năng, dù là nhập khẩu hay xuất khẩu thì các cá nhân cũng phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy chuẩn đã gửi lên Cục an toàn thực phẩm. Việc ổn định sản phẩm cũng là một cách để doanh nghiệp có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Tạo dựng thương hiệu

Công bố thực phẩm chức năng là các sản phẩm này đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, được xác nhận bởi các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy nên những sản phẩm chức năng đã được công bố sẽ nhanh chóng lấy được lòng tin từ phía người dùng, sản phẩm được đón nhận nhanh chóng. Khi đó thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến, từng bước có chỗ đứng trên thị trường.

Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Việc công bố chất lượng thực phẩm chức năng giúp các cơ sản sản xuất, kinh doanh đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chí đã đặt ra, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

5. Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào thực phẩm chức năng được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thực phẩm chức năng được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu trong các trường hợp sau: (1) sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; (2) sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; (3) sản phẩm quá cảnh hoặc tạm nhập tái xuất, (4) sản phẩm là mẫu thử nghiệm; (5) sản phẩm dùng để trưng bày hội chợ; (6) sản phẩm nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu; (7) sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế, và (8) hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp.

Có thể nộp hồ sơ đăng ký được soạn thảo bằng tiếng nước ngoài không?

Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

Có những yêu cầu gì đối với bao bì và tem nhãn của sản phẩm nhập khẩu?

Bao bì và tem nhãn phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và phải được cơ quan quản lý phê duyệt. Vi phạm về nhãn hàng hoá có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nai đã giúp quý khách hàng có thêm thông tin về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm chức năng. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC Đồng Nai khi có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image