Hướng dẫn cách đặt tên cho chi nhánh công ty là bước quan trọng để đảm bảo sự nhận diện thương hiệu và tuân thủ quy định pháp lý. Tên chi nhánh không chỉ cần phản ánh đúng bản chất hoạt động mà còn phải đảm bảo sự thống nhất với tên công ty mẹ và tránh trùng lặp. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Chi nhánh công ty là gì?
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn cách đặt tên cho chi nhánh công ty
Cách đặt tên chi nhánh công ty như thế nào?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, việc đặt tên chi nhánh phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
- Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Như vậy, khi doanh nghiệp đặt tên chi nhánh cần lưu ý phải tuân thủ các quy định về đặt tên cho chi nhánh doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Những điều cần lưu ý khi đặt tên chi nhánh công ty
Căn cứ vào Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc đặt tên chi nhánh cần lưu ý về nội dung tên và ngôn ngữ thể hiện tên chi nhánh, cụ thể:
- Về nội dung tên chi nhánh, cần lưu ý nội dung tên chi nhánh phải bao gồm từ “chi nhánh” và không được bao gồm các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
- Về ngôn ngữ tên chi nhánh: Tên chi nhánh có thể đặt bằng tiếng Việt hoặc các tiếng nước ngoài theo hệ La-tinh và được thể hiện bởi các chữ cái La-tinh và số, ký hiệu phù hợp.
Tên chi nhánh công ty bị trùng, gây nhầm lẫn
Hiện nay, pháp luật không có quy định riêng liên quan đến tên chi nhánh bị trùng, gây nhầm lẫn mà chỉ ghi nhận chung về “tên trùng và tên gây nhầm lẫn”. Theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, tên bị trùng, gây nhầm lẫn được quy định như sau:
– Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký”.
Như vậy, tên chi nhánh bị trùng, gây nhầm lẫn có thể hiểu là tên chi nhánh được viết hoàn toàn giống với tên chi nhánh, doanh nghiệp khác đã đăng ký hoặc các trường hợp gây nhầm lẫn theo quy định pháp luật nêu trên.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty cổ phần
3. Vai trò của đặt tên chi nhánh công ty
Tên chi nhánh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp phân định rõ các chi nhánh cũng như thuận tiện trong quá trình giao dịch, làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên chi nhánh được gắn tại vị trí nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Như vậy. tên chi nhánh được gắn tại trụ sở chi nhánh, đồng thời được in ấn tại các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm cho chi nhánh phát hành.
4. Có thể đặt tên chi nhánh là tiếng nước ngoài được không?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, các doanh nghiệp có thể đăng ký tên chi nhánh của mình bằng tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh và không thể đặt tên nước ngoài không sử dụng hệ chữ La-tinh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
5. Các câu hỏi thường gặp về cách đặt tên cho chi nhánh công ty
Có bắt buộc phải treo bảng tên của chi nhánh không?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Như vậy, pháp luật quy định bắt buộc phải treo bảng tên chi nhánh công ty.
Tên chi nhánh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được gắn tại vị trí nào?
Tên chi nhánh phải được gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
Có bắt buộc phải gắn tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh doanh nghiệp không?
Doanh nghiệp bắt buộc phải viết hoặc gắn tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Việc đặt tên cho chi nhánh công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp pháp, dễ nhận diện và phù hợp với chiến lược thương hiệu. Tuân thủ các quy định và nguyên tắc đặt tên sẽ giúp chi nhánh hoạt động hiệu quả và tránh các vấn đề pháp lý. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ACC Đồng Nai để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.