Giấy phép lao động là gì? Khái niệm giấy phép lao động

Ngày nay, việc người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn. Để tham gia vào hoạt động lao động một cách hợp pháp tại đất nước này, họ cần phải có giấy phép lao động. Đây có thể được coi như là một loại “vé thông hành”, giúp họ được tham gia vào quá trình lao động một cách hợp pháp và có điều kiện. Do đó, ACC Đồng Nai sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về Giấy phép lao động là gì? Khái niệm giấy phép lao động nhé.

Giấy phép lao động là gì_ Khái niệm giấy phép lao động
Giấy phép lao động là gì_ Khái niệm giấy phép lao động

I. Giấy phép lao động là gì? Khái niệm giấy phép lao động

Pháp luật lao động Việt Nam không cung cấp một định nghĩa chính thức về giấy phép lao động. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Lao động 2019, giấy phép lao động được coi là một trong những điều kiện cần thiết để người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam. Đây là một văn bản chính thức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người nước ngoài, cho phép họ tham gia vào hoạt động lao động hợp pháp tại Việt Nam.

II. Các trường hợp bắt buộc có giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp không bắt buộc có giấy phép lao động của người lao động nước ngoài quy định như sau:

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, trừ những trường hợp trên, tất cả các trường hợp còn lại bắt buộc phải có giấy phép lao động nước ngoài.

III. Quy trình, thủ tục để xin giấy phép lao động

Để đạt được giấy phép lao động, quy trình cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài với cơ quan quản lý lao động địa phương. Bạn phải gửi đơn đăng ký theo mẫu và các tài liệu liên quan.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động theo quy định.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan quản lý lao động địa phương, như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại địa phương người lao động dự kiến làm việc.

  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
  • Thời hạn nộp: Trước ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
  • Người nộp: Người lao động nước ngoài hoặc Doanh nghiệp/tổ chức sử dụng lao động nước ngoài.

Bước 4: Nhận giấy phép lao động sau khi được cấp. Người lao động có thể nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ có văn bản thông báo rõ cho người nộp hồ sơ.

Giấy phép lao động là gì_ Khái niệm giấy phép lao động
Giấy phép lao động là gì_ Khái niệm giấy phép lao động

IV. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

– Theo Bộ luật Lao động, giấy phép lao động là một trong những điều kiện quan trọng để người lao động nước ngoài có thể tham gia vào hoạt động lao động hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ mà họ không cần phải có giấy phép lao động để làm việc tại Việt Nam. Các trường hợp nêu bậc dưới không yêu cầu giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 152/2020/NĐ-CP:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị vốn từ 3 tỷ đồng trở lên
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ; để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới.
  • Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hoặc thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA mà Việt Nam đã ký kết.
  • Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu.

V. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Căn cứ Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

VI. Câu hỏi liên quan 

1. Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài có thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 quy định Thời hạn của giấy phép lao động như sau:  “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm”.

Như vậy, thời hạn tối đa của giấy phép lao động là 02 năm.

2. Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài được xử lý như thế nào khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài sẽ bị thu hồi khi chấm dứt hợp đồng lao động do giấy phép lao động hết hiệu lực theo khoản 2 Điều 156 Bộ luật lao động 2019.

Hy vọng qua bài viết, ACC Đồng Nađã giúp quý khách hàng có cho mình câu trả lời về “Giấy phép lao động là gì? Khái niệm giấy phép lao động” Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC Đồng Nai khi có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image