Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Khi một doanh nghiệp đối diện với những thách thức hay biến động trong môi trường kinh doanh, quyết định giữa việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh và giải thể là một quyết định chiến lược quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích, so sánh việc doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quyết định quan trọng này, từ góc độ pháp lý và chiến lược kinh doanh.

Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?
Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

1. Khái niệm tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm dừng thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian nhất định theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, theo khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, giải thể là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

2. Ưu, nhược điểm khi lựa chọn tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?

Ưu điểm của tạm ngừng hoạt động kinh doanh

  • Giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động;
  • Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản, dễ thực hiện;
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng chỉ sau 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động;
  • Doanh nghiệp có thể làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại sau thời hạn tạm ngừng;
  • Doanh nghiệp vẫn được công nhận có tư cách pháp nhân trong thời gian tạm ngừng;
  • Tiết kiệm được khoản chi phí hoạt động như: tiền lương nhân viên, các khoản thuế trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh;
  • Có thể chuyển nhượng công ty, bán công ty sau thời hạn tạm ngừng.

Nhược điểm của tạm ngừng hoạt động kinh doanh

  • Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh được tính là hợp lệ khi doanh nghiệp gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT trước 3 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoạt động;
  • Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm nộp các khoản thuế còn nợ, hoàn thành các công việc đã giao kết từ trước và thanh toán các khoản nợ khác (nếu có);
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa chỉ được 1 năm. Hết thời hạn tạm ngừng, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng thì phải làm hồ sơ gia hạn tạm ngừng kinh doanh;
  • Tốn thời gian và chi phí tuyển dụng nhân viên mới trước khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.

3. Ưu, nhược điểm khi lựa chọn giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty là gì?

Ưu điểm của giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty

  • Với tình hình kinh doanh thua lỗ nặng nề, giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty là giải pháp để hạn chế thấp nhất các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra;
  • Sử dụng nguồn tiền từ việc thanh lý tài sản công ty để chi trả các khoản thuế, lương và một số khoản nợ khác…;
  • Sau khi giải thể, bạn có thể thành lập công ty, doanh nghiệp mới, chuyển hướng sang ngành nghề kinh doanh khác phù hợp hơn.

Nhược điểm của giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty

  • Thực hiện thủ tục giải thể tại 2 cơ quan khác nhau: Sở KH&ĐT và cơ quan thuế;
  • Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được đánh giá phức tạp. Bạn phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ với các đầu mục yêu cầu khác nhau để gửi đến 2 cơ quan nói trên. Và cũng tùy vào từng trường hợp giải thể đã phát sinh hoặc chưa phát sinh hóa đơn mà thành phần hồ sơ sẽ thay đổi;
  • Hoàn thành thủ tục giải thể cần tốn rất nhiều thời gian, ít nhất là 180 ngày kể từ ngày gửi quyết định giải thể;
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải thể.

4. Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Trường hợp nào nên tạm ngừng hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp nên lựa chọn tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp muốn có thời gian để định hình lại cơ cấu hoạt động, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển;
  • Doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính để có thể đảm bảo chi trả cho quá trình phục hồi, hoạt động trở lại;
  • Doanh nghiệp muốn có thêm thời gian để huy động vốn hoặc giải quyết các vấn đề tài chính;
  • Doanh nghiệp muốn giảm các nghĩa vụ tài chính như là thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội… trong thời gian tạm ngừng kinh doanh;
  • Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít hoặc không có. Khi tạm dừng kinh doanh thì việc sa thải nhân viên trong thời gian tạm ngừng là điều tất yếu. Do đó, nếu số lượng nhân viên không nhiều thì việc tuyển dụng sẽ đỡ mất thời gian và chi phí hơn so với những doanh nghiệp đông nhân sự.

Trường hợp nào nên giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty?

Doanh nghiệp nên lựa chọn giải thể trong các trường hợp:

Trường hợp nào nên giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty
Trường hợp nào nên giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty

Ngoài phương án giải thể, doanh nghiệp trong những trường hợp này có thể cân nhắc việc bán công ty để không chỉ tiết kiệm chi phí giải thể, mà còn có thêm nguồn thu nhập. 

Tóm lại, quyết định giữa việc tạm ngừng kinh doanh và giải thể phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của doanh nghiệp và tình hình hiện tại. Do đó, nội bộ doanh nghiệp nên thảo luận kỹ lưỡng và tìm kiếm sự tư vấn phù hợp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

5. Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quá lâu thì có bị giải thể hay không?

Có. Theo khoản 1 Điều 207 và khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ bị giải thể trong trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh trong thời gian 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Có được giải thể doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Có. Theo quy định của Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 về giải thể doanh nghiệp thì không có quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp phải sau thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Như vậy bạn có thể giải thể doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh nếu không còn khả năng hoạt động.

Thời hạn được tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá một năm. Tuy nhiên doanh nghiệp không bị giới hạn số lần thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Trên đây là nội dung về Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể? Nếu còn câu hỏi cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với ACC Đồng Nai để được tư vấn, trao đổi trong thời gian sớm nhất.

    HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    CAPTCHA ImageChange Image