Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và các dự án phát triển hạ tầng ngày càng gia tăng, vấn đề tái định cư trở thành một phần quan trọng trong quản lý đất đai. Để đảm bảo quyền lợi của người dân sau khi được tái định cư, việc cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho đất tái định cư là một thủ tục không thể thiếu. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu về Thủ tục làm sổ đỏ cho đất tái định cư qua bài viết dưới đây.
1. Đất tái định cư là gì?
Đất tái định cư là đất được Nhà nước cấp cho người dân bị thu hồi đất nhằm mục đích để bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất. Mục đích của việc cấp đất tái định cư là để giúp người dân có nơi an cư mới, ổn định cuộc sống.
Đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, chủ sở hữu mới có quyền sử dụng hợp pháp như các loại đất ở thông thường khác.
2. Điều kiện làm sổ đỏ đất tái định cư
Cũng như những thửa đất khác, trước khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhà đất tái định cư, thửa đất hoặc nhà ở đó cần đạt đủ các điều kiện như sau:
- Đạt đủ diện tích đất tối thiểu, chiều dài, chiều rộng của đất.
- Đất được Nhà nước giao, sử dụng lâu dài, không xảy ra tranh chấp, kiện tụng.
- Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính tại cơ quan nhà nước.
- Có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.
3. Hồ sơ làm sổ đỏ đất tái định cư
Quá trình làm sổ đỏ đất tái định cư đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ làm sổ đỏ đất tái định cư bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu;
- Hoặc đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo mẫu;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu (Chứng thực sao y bản chính);
- Biên bản bàn giao nhà (Chứng thực sao y bản chính);
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật căn hộ (Bản chính);
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng kết hôn (Chứng thực sao y bản chính);
- Hóa đơn Thuế Giá trị gia tăng (Hóa đơn đỏ); Bản sao.;
- Hợp đồng mua bán với Công ty Quản lý và Phát triển Nhà;
- Hợp đồng Ủy Quyền kèm theo CCCD của cả 2 bên (trường hợp được ủy quyền);
4. Thủ tục làm sổ đỏ cho đất tái định cư
Vì cũng là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất. Nên về cơ bản, các bước thủ tục làm sổ đỏ nhà ở tái định cư không có sự thay đổi. Điều này được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Hồ sơ được chuẩn bị như đã nêu ở trên.
– Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính giấy tờ.
– Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
- Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
- Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Hồ sơ sẽ được nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thuộc huyện, quận, thị xã, hoặc thành phố trong tỉnh. Hoặc nếu có nhu cầu, bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
- Nếu địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa, bạn sẽ nộp hồ sơ tại đó.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ
- Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.
- Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).
Bước 4: Các cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi nhận thông báo thuế (nếu có). Sau đó sẽ nộp biên lai thuế trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận và nhận phiếu hẹn lấy giấy chứng nhận.
Bước 5: Nhận kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
5. Các câu hỏi thường gặp
Thủ tục làm sổ đỏ trong đất tái định cư đòi hỏi những giấy tờ và thông tin gì?
Đòi hỏi các giấy tờ và thông tin như chứng minh nhân dân, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu đất đai và nhà ở, thông tin về dự án tái định cư, và các văn bản pháp lý liên quan.
Quy trình làm sổ đỏ cho đất tái định cư mất bao lâu để hoàn thành?
Thời gian để hoàn thành quy trình này có thể biến đổi tùy thuộc vào độ phức tạp của dự án cũng như số lượng hộ gia đình được ảnh hưởng.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm sổ đỏ cho đất tái định cư, cá nhân hoặc hộ gia đình có thể làm gì?
Trong trường hợp gặp khó khăn, cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tìm sự hỗ trợ và tư vấn từ các luật sư, cơ quan quản lý địa phương, hoặc các tổ chức xã hội để giải quyết vấn đề.
Thủ tục làm sổ đỏ cho đất tái định cư 2024 trên đây được cập nhật theo quy định mới nhất. Nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC Đồng Nai để được hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.